Người dùng thường không thể tránh khỏi cảm giác hoang mang nếu bỗng dưng gặp phải tình trạng điện thoại bị nóng khi không sử dụng. Vậy do đâu tình trạng này xuất hiện và bạn cần làm những gì để khắc phục sự cố?
Nóng máy không phải là một lỗi hiếm gặp. Trái lại, đây là tình trạng xảy ra thường xuyên, nên hầu hết người dùng smartphone đều từng đôi lần gặp phải trong thời gian trải nghiệm chiếc dế yêu của mình. Nếu điện thoại bị nóng khi không sử dụng nhiều tác vụ hay khiến máy phải hoạt động quá tải liên tục. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen của mình để xử lý tình trạng này. Thế nhưng, việc điện thoại bị nóng ngay cả khi không được dùng đến chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy bối rối. Đồng thời, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chiếc smartphone của bạn đã bị hư hỏng ở phần cứng hoặc gặp lỗi ở phần mềm.
Do đâu mà điện thoại bị nóng khi không sử dụng?
Tình trạng “thân nhiệt” của điện thoại tăng cao, dù đang ở trong trạng thái “nghỉ ngơi” thường xuất phát từ một vài lý do người dùng ít ngờ tới sau đây:
- Bạn không sử dụng điện thoại nhưng lại đang sạc pin cho máy. Nếu dùng bộ sạc không đúng chuẩn, bộ sạc bị hư hỏng, tình trạng nóng máy xảy ra cũng là điều dễ hiểu.
- Bạn không tắt bỏ các kết nối như 3G, 4G, Bluetooth, Wifi,… trên máy. Khi những kết nối này được kích hoạt, nhiệt độ trên điện thoại cũng có thể bị tăng cao.
- Bạn đặt điện thoại trong môi trường nóng ẩm hoặc gần các vật tỏa nhiệt như các thiết bị công nghệ (Tivi, máy tính,…)
- Trên chiếc smartphone của bạn có các ứng dụng không tương thích được cài đặt. Bạn để máy bị dính virus hoặc nhiễm mã độc. Bạn từng root, up ROM hoặc chạy lại phần mềm cho điện thoại nhưng lại thực hiện sai cách. Tất cả các yếu tố này đều có thể khiến phần mềm của máy bị lỗi và như vậy, tình trạng nóng máy xảy ra cũng là điều dễ hiểu.
- Chiếc điện thoại của bạn đã bị chai pin, hư IC nguồn, hư main. Bên trong máy, các linh kiện đã bị chậm hoặc chạm, gây ra tình trạng nóng máy khó chịu. Bạn thường không thể nhận biết chính xác những hư hỏng này bằng cách thông thường. Lúc này, bạn sẽ phải đem máy đi kiểm tra tại các trung tâm sửa chữa smartphone chuyên nghiệp.
Khắc phục điện thoại bị nóng khi không sử dụng như thế nào?
Khi điện thoại bỗng dưng bị nóng không rõ nguyên nhân. Chắc chắn bạn không thể tránh khỏi cảm giác hoang mang lẫn lo lắng. Nếu đen đủi bị tình trạng này làm phiền thường xuyên, bạn nên tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Nếu đang sạc pin cho điện thoại, bạn cần sử dụng bộ sạc chính hãng hoặc bộ sạc chất lượng phù hợp với máy.
- Tắt bỏ các kết nối như GPS, Bluetooth, 3G/4G, Wifi,…. khi bạn không có nhu cầu sử dụng đến.
- Kể cả khi không sử dụng máy, bạn vẫn nên để máy trong môi trường thoáng mát và tránh xa các vật tỏa nhiệt.
- Bạn cần gỡ cài đặt các ứng dụng không quan trọng trên smartphone. Nhất là các ứng dụng không rõ nguồn gốc, ứng dụng lạ, không tương thích với điện thoại. Nếu nghi ngờ máy bị xung đột, bạn cũng có thể tiến hành khôi phục cài đặt gốc cho máy. Tuy nhiên trước khi áp dụng thủ thuật này, bạn cần sao lưu dữ liệu trên dế yêu. Bởi sau khi khôi phục cài đặt gốc, điện thoại sẽ bị xóa sạch dữ liệu.
Khi những biện pháp trên không có tác dụng với trường hợp nóng máy bạn gặp phải. Bạn cần đem điện thoại tới các trung tâm sửa chữa điện thoại uy tín. Thông thường, bạn sẽ phải thay pin mới cho smartphone. Hoặc bạn phải thay thế những bộ phận khác (main, IC nguồn,….) nếu các bộ phận này bị lỗi. Sau khi dế yêu được kiểm tra bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Bạn sẽ biết được giải pháp phù hợp cho trường hợp điện thoại bị nóng khi không sử dụng mà mình đang gặp phải.
Chúc bạn thành công!